Thành phần dân tộc và tôn giáo Lục_quân_Đế_quốc_Áo-Hung

Một người lính bộ binh Áo trong bộ quân phục sau năm 1908Một người lính kỵ binh Hussar Hungary thuộc HonvédQuân phục một sĩ quan pháo binh Áo-Hung năm 1910Một người lính Bosnia và Herzegovinia trong quân phục diễu binh

Thành phần dân tộc đa dạng của Đế quốc Áo-Hung cũng dẫn đến tính chất đa dân tộc của lục quân nước này. Như vào năm 1906, trong số 1.000 người lính nhập ngũ có 267 người Đức, 223 người Hungary, 135 người Séc, 85 người Ba Lan, 81 người Ruthenia (hay người Ukraina), 67 người Croatia và người Serb, 64 người România, 38 người Slovakia, 26 người Slovenia và 14 người Ý.[36] Thành phần dân tộc trong các đơn vị cũng khác nhau khi người Hungary, người Séc và người Đức thường được sử dụng trong các đơn vị kỵ binh, pháo binh và các đơn vị kỹ thuật trong khi người Slavơ chiếm đến 67% số bộ binh.[37] Các binh sĩ người Áo và Hungary thể hiện là đáng tin cậy trong chiến đấu hơn người Slavơ đặc biệt tại mặt trận phía Đông từ giữa năm 1916[38] và tinh thần chiến đấu yếu nhất là người Séc, thường có xu hướng đầu hàng quân Nga.[39] Khi chiến tranh lan rộng ra nhiều chiến trường dẫn đến nhiều đối thủ mới, Áo-Hung cũng phải cho hoán đổi vị trí các đơn vị tham chiến vì lý do dân tộc, như khi România theo phe phe Hiệp ước chống lại Áo-Hung, người Áo/România phải bị rút khỏi mặt trận Đông Nam châu Âu hay lính Áo-Hung gốc Ý cũng không được phép sử dụng tại mặt trận Ý.[40]

Về thành phần dân tộc của các sĩ quan, thông thường số sĩ quan gốc Đức/Áo chiếm 1/3 số lượng sĩ quan chuyên nghiệp.[41] Theo số liệu thống kê vào năm 1911 trên tổng số 98 tướng lĩnh và 17.811 sĩ quan của Lục quân Đế quốc, thành phần dân tộc của sĩ quan như sau: 76,1% là người Đức, 10,7% là người Hungary và 5,2% là người Séc. Đối với sĩ quan dự bị, tỷ lệ này là 56,8% người Đức, 24,5% người Hungary và 10,6% người Séc.[42]

Ngôn ngữ sử dụng cũng là vấn đề khi thông thường một trung đội trưởng không thể hiểu ngôn ngữ của binh lính dưới quyền mình.[43] Việc sử dụng tiếng Đức hay tiếng Hungary để làm ngôn ngữ ra mệnh lệnh trong quân đội cũng là vấn đề tranh cãi gần 10 năm trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra và sau cùng tiếng Đức vẫn giữ vị trí ngôn ngữ ra mệnh lệnh.[19] Để giải quyết tình trạng đa ngôn ngữ trên, nhiều biện pháp đã được đưa ra như học viên sĩ quan tại Học viện Quân sự Maria TherasaWiener Neustadt và Học viện Kỹ thuật Quân sự ở Viên phải học hai bên ngữ khác của đế quốc bên cạnh tiếng Đức. Gần một nửa số sĩ quan của Lục quân Liên hợp có thể nói tiếng Séc bên cạnh tiếng Đức.[44] Ngoài ra, mỗi người lính sau khi nhập ngũ sẽ được dạy tám mươi từ tiếng Đức căn bản để hiểu mệnh lệnh. Bất kỳ đơn vị nào có từ 20% một nhóm dân tộc trở lên thì mệnh lệnh sẽ buộc phải đưa ra theo ngôn ngữ của nhóm dân tộc đó.[45] Theo ước tính, có 163 đơn vị sử dụng hai ngôn ngữ, 24 đơn vị sử dụng ba ngôn ngữ và một số đơn vị phải sử dụng đến bốn hoặc cả năm ngôn ngữ.[46]

Về thành phần tôn giáo của lục quân Áo-Hung cũng đa dạng và phức tạp, đơn cử qua thành phần tôn giáo của các sĩ quan lục quân. Hầu hết các sĩ quan Lục quân Áo-Hung là người theo Công giáo La Mã. Vào năm 1896, trong sô 1.000 sĩ quan có 791 người theo Công giáo La Mã, 86 người theo Đạo Tin Lành, 84 người theo Do Thái giáo, 39 người theo Chính thống giáo Hy Lạp và một người theo Chính Thống giáo Đông phương. Trong số các lực lượng lục quân của các cường quốc châu Âu trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, lục quân Áo-Hung gần như là lực lượng duy nhất thường xuyên cất nhắc người Do Thái vào các vị trí chỉ huy quân đội.[47] Trong khi dân số người Do Thái chỉ chiếm 5% dân số đế quốc, người Do Thái chiếm đến gần 18% số sĩ quan trù bị.[36] Không hề có rào cản chính thức nào cho người Do Thái trong việc gia nhập lục quân, tuy nhiên nhiều nhân vật đứng đầu quân đội như Conrad von HötzendorfThái tử Franz Ferdinand đã có lúc biểu hiện thái độ chống người Do Thái. Franz Ferdinand còn bị Conrad kết tội là có sự phân biệt đối xử chống lại các sĩ quan theo Đạo tin lành.[48]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lục_quân_Đế_quốc_Áo-Hung http://www.oldphoto.info/ http://www.uniforminsignia.net/show.php?podkategor... http://www.austro-hungarian-army.co.uk/ http://books.google.com.vn/books?id=OKMuAgAAQBAJ&p... http://books.google.com.vn/books?id=ZEpLBAAAQBAJ&p... http://books.google.com.vn/books?id=ZM03HQ7iNWEC&p... http://books.google.com.vn/books?id=mkFdAgAAQBAJ&p... https://archive.org/details/armyoffrancisjos00gunt https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Austro...